Do đặc tính dễ trồng và được dạng treo chậu, hoa Dạ Yến Thảo trở nên phổ biến, là một trong những đồ nội, ngoại thất trang trí quán cafe, trà sữa, nhà hàng ăn uống, nhà sách… Dưới đây là cách trồng hoa đơn giản và đúng nhất, mời bạn tham khảo.

Ý nghĩa hoa dạ yến thảo
- Biểu tượng cho tình yêu hư ảo
- Tiếp tục bước tiếp và đối mặt với khó khăn trong cuộc sống
- Tôi luôn lắng nghe và đồng cảm với bạn, tôi luôn thấy ấm áp khi ở bên bạn, bạn luôn ở trong tim tôi
Hình ảnh đẹp hoa dạ yến thảo
Dưới đây là những hình ảnh đẹp của hoa dạ yến thảo được chúng tôi sưu tầm từ nhiều nguồn trên Internet, chúc các bạn vui vẻ.




Cách trồng hoa dạ yến thảo
Giống
Giống hoa tốt là yếu tố đầu tiên cần chuẩn bị tốt. Bạn có thể dễ dàng tìm được hạt giống với giá khá rẻ, nhưng phần lớn chúng đều không thực sự tốt, màu sắc hoa cũng không được đa dạng, lạ mắt. Nên sử dụng hạt giống nhập từ các nước Châu Âu (Nga, Đức, Hà Lan), Hạt giống từ những nước này là hạt đơn, kép được mix màu có giá không quá cao, cho ra cây khỏe mạnh và nhất là màu sắc hoa đa dạng, đẹp mắt.
Đất trồng hoa
Để hoa sinh trưởng tốt, hãy chuẩn bị đất trồng hoa thật tơi xốp, tránh tích nước và giàu dinh dưỡng. Muốn vậy, hãy trộn đất phù sa và phân chùm theo tỉ lệ 1:1.
Dụng cụ
Thời gian đầu bạn nên trồng cây ra khau để có thể dễ dàng chăm sóc và ghép thành chậu nhiều màu sắc sau này. Muốn như vậy, bạn cần chuẩn bị những dụng cụ sau:
- Khau chia ô chuyên biệt trồng cây nhỏ
- Giấy dạng lưới hoặc lưới mắt nhỏ dùng để lót
- Bình phun sương tưới nước
- Xẻng xúc đất
Tiến hành gieo trồng
Đầu tiên, hãy đặt 1 lớp giấy hoặc lưới xuống dưới cùng để khay trồng có thể thoát nước cũng như giữ độ tơi xốp ở phần đáy.
Rải đất đã chuẩn bị sẵn vào từng ô khay trồng 3 đến 5cm, sau đó làm ẩm bằng bình phun sương.
Tiến hành rải hạt lên lớp đất ẩm, sau đó phủ một lớp đất mỏng khoảng 0,5cm lên trên cùng.
Sau khi gieo hạt xong, để khay ở nơi thoáng đã có ánh mặt trời. Ngày tưới ẩm khoảng 4-6 lần bằng bình phun sương. Lưu ý tránh nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp hoặc mưa gió.
Sau 5~7 ngày, hạt bắt đầu nảy mần, tiếp tục chăm sóc cây đến khi cây non có ít nhất từ 3 lá non thì có thể chuyển từ khay sang bịch trồng để cây có đủ dinh dưỡng phát triển.
Cách chăm sóc
Thời gian sau khi chuyển chậu.
Cây sau khi được chuyển từ khau sang chậu/giỏ treo còn khá yếu, bạn hãy đặt cây tại nơi dâm mát trong vài ngày đầu để cây bén rễ.
Sau vài ngày đầu, chuyển cây ra nơi có nhiều ánh sáng và tưới nước 1 hoặc 2 ngày để cây quang hợp và tiếp tục phát triển. Sử dụng bình tưới dạng xịt để chăm sóc cây, giúp kiểm soát lượng nước và tránh gây úng rễ.
Để cây phát triển tốt hơn, hãy tiến hành bón phân NPK dạng lỏng mỗi tuần. Để thực hiện, bạn hãy pha loãng 1 muỗng phân với 2 lít nước và tưới tại gốc cây, sau đó tưới lại bằng nước sạch.
Sang chậu
Lần sang chậu này có thể là lần thay đổi môi trường cuối cùng của hoa Dạ Yến Thảo. Bởi vậy bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng hơn rất nhiều. Chậu nên sử dụng là loại có lỗ thoát nước xung quanh thay vì loại có 1 lỗ thoát.
Đất trồng của chậu sang phải thuộc loại thoát nước tốt, nên là đất sạch dinh dưỡng Tribat. Gợi ý cách trộn đất theo tỉ lệ:
- 1 phần đất thật tơi xốp
- ½ phần chuồng ở ủ mục
- 1 phần than củi đã đập nhỏ (cỡ 3mm là tốt nhất)
- 1 phần trấu
- ⅓ đá garito
Sau khi chuyển cây sang chậu mới, tưới đẫm nước cho tới khi có nước chảy ra từ lỗ thoát ở chậu. Ngày tưới tối đa 2 lần.
Duy trì kết hợp tưới cây bằng phân NPK dạng lỏng để cây phát triển tốt hơn.
Khi cây phát triển chiều cao khoảng 20cm, tiến hành tỉa ngọn để cây dừng phát triển chiều cao, mọc thêm nhiều nhánh và cho nhiều hoa.
- Các loại hoa màu xanh đẹp và phổ biến nhất
Trên đây là cách chăm hoa Dạ Yến Thảo trong thời gian gieo mầm, nảy mầm và chuyển chậu.
Xem thêm:
Ý nghĩa hoa sử quân tử trong phong thủy
Hoa dạ lý hương, sự tích cảm động của loài hoa này